Trong buổi gặp gỡ thân mật báo chí chiều ngày 27/09, một thông tin đáng chú ý được các đại diện của hãng bảo mật Kaspersky đưa ra, là họ xem Việt Nam như một thị trường trung tâm tại Đông Nam Á, đồng thời mong muốn nâng cao ý thức bảo mật cho người dân và doanh nghiệp tại đây.
Báo cáo được chuyên gia Kaspersky dẫn nguồn từ KSN Statistics cho biết, tình hình bảo mật tại Việt Nam rất đáng chú ý. Cụ thể, chỉ trong 3 quý đầu năm 2016, tại Việt Nam đã phát hiện ra 42.300 mã độc crypto-ransomware được phát tán.
" alt=""/>Kaspersky muốn nâng cao ý thức bảo mật cho người Việt NamTheo trang ChosunBiz của Hàn Quốc, do các vấn đề về khả năng cung cấp, LG Điện tử đã buộc phải từ bỏ kế hoạch trang bị màn hình OLED uốn cong cho mẫu điện thoại flagship năm 2017 của hãng. LG G6 nhiều khả năng cũng sẽ thiếu vắng lớp vỏ kính và thân toàn kim loại do vấn đề chi phí, dù công ty điện tử lớn thứ hai Hàn Quốc đang lên kế hoạch thay đổi thiết kế của mẫu smartphone này.
Trang ChosunBiz cho biết thêm rằng, LG cũng đang nghiên cứu tính năng sạc siêu nhanh. Tuy nhiên, do thiếu chưa hoàn thiện về công nghệ, tính năng này cũng sẽ không xuất hiện ở chiếc điện thoại flagship tiếp theo của hãng.
Thay vào đó, với G6, công ty sẽ tiếp tục sử dụng màn hình LCD phẳng như các smartphone tiền nhiệm, sau khi nhà cung cấp LG Màn hình thông báo hiện không đủ khả năng sản xuất để đáp ứng nhu cầu.
Công ty LG Màn hình hiện đang sản xuất các tấm OLED cỡ nhỏ, phần lớn được sử dụng trong đồng hồ Apple Watch và các dòng thiết bị đeo tay của LG Điện tử. Các nguồn tin xác nhận, hiện rất khó để công ty chuyển hướng sản xuất màn hình này cho các smartphone ngay lập tức. Công ty sẽ chỉ có thể thực hiện việc chuyển đổi này bắt đầu từ nửa cuối năm sau, nhằm phục vụ cho thế hệ iPhone tiếp theo của Apple.
Samsung, công ty đồng hương của LG, đã trang bị màn hình OLED cong 2 cạnh cho các mẫu flagship của hãng kể từ Galaxy S6 Edge. Trong khi đó, Apple cũng được cho là đang lên kế hoạch sử dụng màn hình OLED cho các iPhone năm sau.
Mọi sự chú ý dành cho sản phẩm của LG đang tập trung vào V20, mẫu điện thoại sẽ chính thức lên kệ tại Hàn Quốc vào ngày 29/9, sau sự thất bại của điện thoại module G5 hồi đầu năm nay. G5 nhận được nhiều lời khen ngợi của các chuyên gia, nhưng doanh số bán ra lại không như ý và mảng kinh doanh điện thoại di động của LG đã chứng kiến việc suy giảm 136 triệu USD lợi nhuận trong quý hai năm nay.
Juno Cho, lãnh đạo mảng thiết bị di động của LG, ban đầu tuyên bố, ý tưởng điện thoại module sẽ vẫn tiếp tục ở các thế hệ smartphone tương lai sau G5. Song, hồi đầu tháng này, công ty đã tiến hành thảo luận nội bộ về việc có muốn áp dụng nó cho mẫu flagship G6 năm sau hay không và vẫn chưa đi đến kết luận.
LG Pay, giải pháp thanh toán trên di động của công ty, cũng đã trì hoãn ra mắt tới năm 2017.
Tuấn Anh(Theo BGR)
" alt=""/>LG hủy kế hoạch trang bị màn hình OLED cong cho G6Đấy là một phần “bí kíp” tiến vào thị trường Nhật Bản của tập đoàn FPT được ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT FPT Software chia sẻ tại đại hội Sale & Marketing toàn quốc (VSMCamp 2016).
Quyền huynh thế phụ
Thời điểm FPT quyết định tiến ra nước ngoài là năm 1998, khi đó FPT đang là công ty IT số 1 Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến bắt đầu câu chuyện về tập đoàn mình.
“Lúc đấy chúng tôi thấy rất áp lực, vì khi đứng ở vị trí đầu tiên, rất khó để biết mình sẽ đi bước tiếp theo như thế nào. Cuối cùng chúng tôi quyết định đi ra nước ngoài!”, ông Tiến cho biết.
Hồi đấy, FPT đã thuê một công ty hàng đầu của Mỹ để tư vấn. Tuy nhiên, lời khuyên của các “ông cố vấn” này chỉ mang về cho FPT những thất bại cay đắng tại Silicon Valley hay Bangalore (Ấn Độ): công ty mở tại các địa điểm này chỉ tồn tại được 1 năm rồi phá sản vì “không ai thuê chúng tôi cả”.
2 triệu USD mà ông Trương Gia Bình lúc ấy xin được để ra nước ngoài đã tiêu sạch theo những lần thất bại. FPT đứng trước quyết định có nên tiếp tục nữa hay không.
Ông Tiến cho biết đa số mọi người đều quyết định “giải tán” ý tưởng này vì 2 lý do. Thứ nhất công ty đang làm ăn rất tốt tại Việt Nam. Còn lý do thứ hai đơn giản hơn, là vì “hết tiền”.
Nhưng đấy quyết định của “họp công ty”, còn khi “họp gia đình” ông Trương Gia Bình đã lấy “quyền huynh thế phụ” để quyết định làm tiếp.
“Nếu không có buổi họp hôm ấy thì chắc chắn FPT vẫn làm phần mềm nhưng không thể trở nên toàn cầu hoá”, ông Tiến kết luận.
Từ sự đồng cảm của “cơm – canh”…
Dù đã có quyết tâm lớn nhưng FPT lại đứng trước thách thức, khó khăn, bởi công ty đã liên tiếp thất bại tại các thị trường như Mỹ, Ấn Độ hay Singapore.
“Ngôn ngữ khi ấy là rào cản rất lớn, ở Singapore FPT chỉ có 2 người biết nói tiếng Anh”, ông Tiến tâm sự. Cuối cùng, công ty quyết định chọn Nhật Bản làm thị trường “tiến quân”.
" alt=""/>FPT bật mí bí kíp tiến vào thị trường Nhật Bản: Ông Trương Gia Bình cũng phải “hát rong”